Kế hoạch chuyên môn

Đăng lúc: 14:57:15 10/02/2023 (GMT+7)



  PHÒNG GD ĐT NÔNG CỐNG                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THỌ                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       

             Số: … /KH-CM                                                                             

                                                                 Tân Thọ, ngày 16 tháng  9  năm 2022

 

                                                 KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2022- 2023

 
 

 


        Căn cứ Công văn số 242/PGD&ĐT-GDTH ngày 08/9/2022 về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022-2023 của phòng GD&ĐT Nông Cống;

          Căn cứ Kế hoạch  số 254/PGD&ĐT-GDTH ngày 15/9/2022 về Kế hoạch công tác trọng tâm Tiểu học năm học 2022-2023 của phòng GD&ĐT Nông Cống;

       Thực hiện Kế hoạch năm học 2022-2023 của trường Tiểu học Tân Thọ

       Trường Tiểu học Tân Thọ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác  Chuyên môn trong năm học 2022-2023 như sau:

      I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG

     1. Đội ngũ CB-GV-NV

- Tổng số 17 người (15 nữ), trong đó:

+ Ban giám hiệu                : 02 (ĐH: 02)

+ GV dạy môn văn hóa       : 10 (ĐH: 10)

+ GV dạy môn dặc thù       : 2 (DH: 02); (01 GV Âm nhạc kiêm TPT; 01 GV    T.Anh)

+ Nhân viên                       : 03 (ĐH: 02); 01: KT; 01: TBTV; 01: NV khác

2. Thuận lợi

- Địa phương đã xây dựng thành công xã nông thôn mới, diện mạo địa phương có nhiều khởi sắc. Nhà trường được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Phòng giáo dục, chính quyền địa phương, cấp Đảng uỷ, các ban ngành, đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp đỡ cho nhà trường khá nhiều các hoạt động trong năm học.

- Đội ngũ CB Giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn chuẩn 100%  trong đó ĐH: 12 GV, GV có tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho nhiều phân môn. Giáo viên có tinh thần đoàn kết và hướng phấn đấu tích cực để từng bước xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt.

- Công tác tổ chức được ổn định, nề nếp học sinh thực hiện khá tốt. Các em ngoan, lễ phép có tinh thần học tập tốt. Học sinh đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua của ngành và địa phương tổ chức.

- Cơ sở vật chất : Trường đủ diện tích cho học sinh vui chơi. Đủ phòng học cho cả trường học 2 buổi/ngày. Bàn ghế đạt chuẩn.

3. Khó khăn

- Thiếu GV đặc thù ( chưa có GV Thể dục, MT, Tin học).

- Thiếu một số phòng chức năng.

- Phụ huynh đi làm công ty chưa dành nhiều thời gian quan tâm tới việc học tập

     và rèn luyện của thế hệ trẻ, cũng phó mặc cho nhà trư­ờng.

      4.Phân công nhiệm vụ

STT

Họ tên GV

Lớp

Số HS

Nhiệm vụ

Ghi chú

01

Nguyễn Thị Dung

1A

31

GVCN

1KT

02

Nguyễn Thị Lệ

1B

30

GVCN

 

03

Lê Thị Hằng

2A

38

GVCN

1KT

04

Bùi Thị Hà Linh

2B

38

GVCN

1KT

05

Ngô Thị Thảo

3A

39

GVCN

1KT

06

Lê Thị Nga

3B

39

GVCN

 

07

Lê Thị Na

4A

33

GVCN

2KT

08

Nguyễn Thị Nga

4B

33

GVCN

 

09

Lê Thị Nga

5A

40

GVCN

 

10

Hà Thị Nhung

5B

39

GVCN

1KT

11

Trịnh Thị Ngoan

 

 

GV T.A

 

12

Nguyễn Thị Hiền

 

 

GV Â.N

 

13

Nguyễn Thị Hương

 

 

TBTV

 

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

I. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

1. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục

Chuẩn bị tốt các phương án đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trên cơ sở hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục; duy trì vệ sinh môi trường trong trường học và các phương án bảo đảm sức khỏe cho học sinh, nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lý.

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng các phương án tổ chức dạy học theo các hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý học sinh phòng trường hợp xảy ra dịch bệnh,  đảm bảo duy trì mục tiêu chất lượng giáo dục.

2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Tổ chức xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 7/6/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học; lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết phù hợp với khung thời gian năm học cụ thể; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.

         Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.

b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

*) Đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3

Các trường thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo các văn bản[1] hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành.

- Thực hiện dạy học cácmôn học và hoạt động giáo dục bắt buộc[2], các môn học tự chọn[3] theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 40 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh,  tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng…) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày.

*) Đối với lớp 4 và lớp 5

- Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, Phòng GD&ĐT giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018[4], cụ thể:

- Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu GDTH, phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối

 với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh;  tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

- Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện  các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

- Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 để học sinh được chuẩn bị học lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng dẫn tại Công văn số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ GDĐT về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

c) Tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình cấp tiểu học.

- Đối với lớp 1, lớp 2: Tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo chương trình GDPT 2018;

Thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn[5] của Bộ GDĐT  cho học sinh lớp 1, lớp 2.

- Đối với lớp 3: tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học cho 100% học sinh lớp 3.

- Đối với lớp 4, lớp 5: Tiếp tục triển khai  Tiếng Anh cấp Tiểu học[6] đối với học sinh lớp 4 và lớp 5, tiếp cận Chương trình môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh học lên lớp 6 theo chương trình mới. 

Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT, cụ thể đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 lựa chọn sách giáo khoa theo danh mục sách giáo khoa đã được UBND tỉnh phê duyệt; đối với lớp 4 và lớp 5 thực hiện theo hướng dẫn

d) Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT  với hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.

 

 

   III.  MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

        1. Quy mô tr­ường lớp

        1.1 Quy mô tr­ường lớp

        Duy trì sĩ số 100%, huy động 100% học sinh khuyết tật trên địa bàn đến trường.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1,2 và 3;

    Tổ chức chỉ đạo và h­ớng dẫn học sinh học đầy đủ các môn học theo qui định, tham gia vui chơi với các nội dung vui chơi lành mạnh.

 100% HS đ­ợc học 2 buổi/ ngày, nội dung dạy học buổi 2 phù hợp đối t­ợng HS từng khối, từng em.

100% học sinh đ­ợc học Tiếng Anh và Tin học.

          Tham gia đầy đủ các cuộc thi do ngành tổ chức.

1.2. Chỉ tiêu:

- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt  100%

- 100% HS đi học 2 buổi/ngày

          - HTCTTH: 100%. Duy trì sỹ số 100%. Không có học sinh bỏ học giữa chừng.

       Phấn đấu có học sinh đạt giải trong các kỳ thi và giao l­u các cấp: 20 em = 5%.

Chỉ tiêu phổ cập

- Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp độ 3.

- Duy trì sĩ số học sinh 100%, Huy động trẻ khuyết tật 100%

- Tuyển học sinh 6 tuổi vào lớp 1: 100% - Hiệu quả sau 5 năm đạt: 99%.

        1. 3. Biện  pháp:

       - Tăng c­ờng giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp các ch­ơng trình lồng ghép giáo dục dân số, giáo dục phòng chống ma tuý, phòng chống HIV-AIDS, An toàn giao thông, GDQP, phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm... . Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển toàn diện.

- Xây dựng lớp tự quản, chi đội mạnh để các em có môi tr­ờng tốt để học tập rèn luyện. Phối hợp tốt với phụ huynh để giáo dục những học sinh còn ch­a ngoan về đạo đức. Tăng c­ờng giáo dục ý thức tự học. Giáo dục truyền thống yêu n­ớc, lòng tự hào dân tộc, yêu tr­ờng lớp, bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ, ng­ời thân.

- Coi trọng việc phối hợp giáo dục giữa nhà tr­ờng, gia đình và xã hội nắm bắt kịp thời những học sinh ch­a ngoan để phối hợp giải quyết sớm, ngăn chặn kịp thời, xây dựng kỷ c­ơng học đ­ờng.

- Thực hiện tốt phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt", không ăn quà trong tr­ờng, chào hỏi x­ng hô lễ phép với các thầy cô giáo trong tr­ờng, với ng­ời trên.

- Đánh giá công khai đúng quy chế. Khen khích lệ kịp thời tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, lành mạnh ở các lớp, các chi đội.

- Chuyên môn chỉ đạo tới GV luôn quan tâm đến các đối t­ợng HS nhất là HS cá biệt, HS gia đình khó khăn, gia đình chính sách, neo đơn khó khăn. Động viên các em để các em hoà đồng cùng các bạn. Tham m­u với các cấp, đoàn thể tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để các em có thể theo cùng các bạn.

- Thành lập các tổ nhóm học tập và cỏc cõu lạc bộ.

- Chọn HS từ các câu lạc bộ khối lớp phù hợp năng lực phân công GV có trình độ chuyên môn để hỗ trợ bồi d­ỡng giao l­u cấp huyện.

- Giao chỉ tiêu chất l­ợng cho GVCN, đôn đốc, theo dõi nâng bậc từng tháng, từng kì.

- Duy trì công tác phổ cập bổ sung, cập nhật và thống kê số liệu th­ờng xuyên báo cáo đúng thời gian theo quy định.

2. Nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục:

2.1. Các môm học và hoạt động giáo dục, năng lực, phẩm chất

2.1.1.  Mục tiêu:

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Nâng cao nhận thức của việc cần thiết về đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.

Nâng cao nhận thức t­ư t­ưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên, không ngừng bồi d­ưỡng phẩm chất nghề, phấn đấu mỗi thầy giáo cô giáo là tấm g­ơng sáng cho học sinh noi theo.

 Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành, các tổ chức, các hội có liên quan nh­ phong trào hiến máu nhân đạo, các hoạt động từ thiện, phong trào khuyến học.

2.1.2. Nhiệm vụ:

- Quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên các văn bản như: Luật giáo dục; Điểu lệ trường tiểu học; Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 1; 2 và 3.  Thông tư số 22/2016 về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học;  NĐ 20 về phổ cập giáo dục; chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Quyết định  về đánh giá Hiệu trưởng. Hướng dẫn học 2 buổi/ngày. Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học các cấp... để làm căn cứ thực tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay.

- Thực hiện nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.

- Chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và viết sáng kiên kinh nghiệm.

- Tăng cường  CSVC, thiết bị dạy học phục vụ việc đổi mới phương pháp.

2.1.3. Chỉ tiêu cụ thể:

 -  Mỗi giáo viên thao giảng 4 tiết/ năm. Dự giờ đồng nghiệp 18 tiết/ năm

-  Học sinh:  Phẩm chất:   Đạt 100% (Trong đó T đạt trên 70%)

      Năng lực:     Đạt 100%(Trong đó T đạt trên 70%)

Kết quả học tập các môn học

    Hoàn thành  100% (Trong đó Hoàn thành xuất sắc: 25,7%; Hoàn thành tốt:38,3%)

    Học sinh được khen thưởng cấp huyện, tỉnh 20 em đạt 5 %

    Học sinh được khen thưởng:   230 em = 64%

    Học sinh Hoàn thành chương trình lớp học và HTCTTH đạt 100%

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Khối

Hoàn thành xuất sắc

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Không hoàn thành

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

Một

18

29,5

28

45

61

100

0

 

Hai

22

28,9

33

43,4

76

100

0

 

Ba

20

25,6

35

44,8

78

100

0

 

Bốn

15

22,7

31

46,9

66

100

0

 

Năm

27

34,1

35

44,3

79

100

0

 

       Mức độ hình thành phát triển năng lực và phát triển phẩm chất:

Khối

Tổng số HS

 

phát triển năng lực

phát triển phẩm chất

Đạt

Tỉ lệ %

Chưa đạt

Tỉ lệ %

Đạt

Tỉ lệ %

Chưa đạt

Tỉ lệ %

Một

61

61

100

0

 

61

100

0

 

Hai

76

76

100

0

 

76

100

0

 

Ba

78

78

100

0

 

78

100

0

 

Bốn

66

66

100

0

 

66

100

0

 

Năm

79

79

100

0

 

79

100

0

 

 

360

360

100

 

 

360

100

0

 

2.1.4. Các giải pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường.

- Tăng cường công tác dự giờ kiểm tra giám sát của BGH để kịp thời uốn nắn khắc phục sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khuyến khích giáo viên tích cực tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Đổi mới nội dung phương pháp sinh hoạt chuyên môn, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt có đề, chủ điểm, trọng tâm.

- Xây dựng quy chế đánh giá phù hợp, mã hóa các tiêu chí đánh giá bằng điểm số để đánh giá một cách khách quan công bằng, lấy kết quả công việc làm thước đo đánh giá năng lực cán bộ giáo viên.

- Tổ chức đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên theo đúng quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

- Có chính sách động viên khuyến khích kịp thời đối với cán bộ, giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục trong nhà trường.

 - Xây dựng quy chế cơ quan, bàn giao chất lượng giữa các lớp, phối hợp với  gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

3. Các hoạt động ngoài giờ chính khóa:

3.1. Mục tiêu:

Cũng cố  và khắc sâu nhứng kiến thức đã được học qua các môn học , Hình thành và và phát triển ở học sinh những  kỷ năng ban đầu cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ.

3.2 Nhiệm vụ:

- Tạo cơ hội để học sinh phát triển các khả năng của mình

- Bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội, thái độ có trách nhiệm với công việc.

Nhằm giúp học sinh hoạt bát, ham hoạt động

Ngoan ngoãn, giáu lòng nhân ái biết chia sẽ, có kỹ năng sống, biết sống an toàn, yêu thiên nhiên, yêu ngoại ngữ, yêu nghệ thuật.

3.3. Chỉ tiêu cụ thể :

100% học sinh biết cách phòng chống đuối nước trong đó 30% học sinh biét bơi.

100% học sinh tham gia các câu lạc bộ Toán. Tiếng Viêt, Tiếng Anh .

100% học sinh có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp

3.4 Giải pháp :

Liên kết với các trung tâm để dạy kỷ năng sống cho học sinh.

- Tăng c­ờng giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp các chư­ơng trình lồng ghép giáo dục dân số, giáo dục phòng chống ma tuý, phòng chống HIV-AIDS, An toàn giao thông, GDQP, phòng chống đuối nước  các loại bệnh truyền nhiễm... . Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển toàn diện.

Tổ chức tốt HĐGDNGLL, tích hợp nội dung kiến thức ANQP, ATGT, đ­a các trò chơi dân gian, các hoạt động trải nghiệm, các bài hát dân ca vào nhà tr­ường. Các bài ca múa hát tập thể đ­ợc tổ chức th­ường xuyên, quan tâm bồi d­ưỡng kĩ năng sống, kỹ năng giao tiếp ở học sinh.

4. Quy định thời gian học.

Tổng thời gian thực học là 35 tuần (học kỳ I: có 18 tuần thực học, học kỳ II: có 17 tuần thực học).

Học kì I bắt đầu sau khai giảng, kết thúc trước ngày 10/01/2023

Học kì II bắt đầu từ ngày 13/01/2023, hoàn thành chương trình giáo dục trước ngày 31/5/2023.

5. Chương trình giáo dục chính khóa(Phụ biểu đính kèm)

6. 4. Các hoạt độngngoại khóa, Câu lạc bộ.

4.1. Các hoạt động ngoại khóa.

Tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:

Sinh hoạt dưới cờ gồm hoạt động nghi lễ và các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, nói chuyện truyền cảm hứng; truyền thông các vấn đề xã hội như tuyên truyền các dịch bệnh, tuyên truyền chủ đề hoạt động tháng.

Sinh hoạt lớp gồm tổ chức các hoạt động hành chính, sinh hoạt lớp sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình nhà trường ) sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...). Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động truyền thông, các thông điệp; triển khai các phong trào của nhà trường

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề Hoạt động NGLL thường xuyên và hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ. Hình thức tổ chức sinh hoạt thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ :

Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), các cuộc thi văn hoá, văn nghệ của học sinh.

Tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo , giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông,… thông qua các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường .

Tổ chức tốt việc cho học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường và tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm

* Tổ chức thực hiện:

BGH nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp Ban ĐDCMHS về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường.

Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong năm ở trong và ngoài nhà trường.

PHT phụ trách hoạt động phong trào phối hợp với TPT của trường xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm, trình BGH và BĐDCMHS trường phê duyệt kế hoạch thực hiện.

Giao nhiệm vụ cho GVCN các khối lớp phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp, giáo viên bộ môn phối hợp để triển khai thực hiện các hoạt động trải nhiệm cho học sinh:

* Các hoạt động trải nghiệm chính trong năm học.

Tháng

Chủ điểm

Nội dung trọng tâm

Hình thức tổ chức

TG thực hiện

Người thực hiện

Lực lượng cùng tham gia

9

Truyền thống nhà trường

Hoạt động trải nghiệm: "Đêm hội trăng rằm".

Toàn trường

Chiều 14/8 âm lịch

BGH TPT

GVCN, Các đoàn thể trong trường

10

Truyền thống nhà trường

Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn.

Toàn trường

Chiều

BGH TPT

GVCN, Các đoàn thể trong trường

11

Tôn sư trọng đạo

Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn.

Giao lưu văn nghệ chào mừng 20/11

Toàn trường

Sáng 19/11

BGH TPT

BGH, giáo viên toàn trường

12

Uống nước nhớ nguồn

Viếng nghĩa trang liệt sỹ; Nói chuyện truyền thống QĐNDVN.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm:

Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Toàn trường

Sáng 22/12

Chủ tịch cựu chiến binh của xã

BGH,

ĐoànTN, GV toàn trường

1

Truyền thống dân tộc

Tổ chức học sinh tham quan trải nghiệm:

Toàn trường

Sáng 19

BGH TPT

GVCN toàn trường

Phụ huynh học sinh

3

Tiến bước lên đoàn

Tìm hiểu về Đoàn TNCSHCM

Hoạt động trải nghiệm

Toàn trường

Sáng 26/3

TPT, BT đoàn

BGH,

GVCN, GV toàn trường

4

Hòa bình hữu nghị

Tổ chức ngày hội đọc sách

Toàn trường

Sáng 4/4

TPT.

TTV

BGH,

GV toàn trường

4.2. Các câu lạc bộ, bồi dưỡng phát triển học sinh có năng khiếu.

Nhà trường giao cho giáo viên lựa chọn học sinh ở từng bộ môn nhận thức tốt, có năng khiếu ở tất cả các khối lớp để thành lập các câu lạc bộ:

Câu lạc bộ Toán tuổi thơ.

Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt,

Câu lạc bộ ATGT

 Câu lạc bộ Tiếng Anh,

Câu lạc bộ TDTT,

Thành lập các Câu lạc bộ và phân công giáo viên phụ trách như sau:

 

Toán

Tiếng Việt

Tiếng Anh

ATGT

TDTT

GV PT

Hà Thị Nhung

Nguyễn Thị Dung

Trịnh Thị Ngoan

Nguyễn Thị Hiền, Ngô Thị Thảo

Lê Thị Nga

Lê Sỹ Quý

Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu:

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra giáo án của giáo viên.

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ CM, giáo viên dạy.

Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh

Đối với tổ chuyên môn:

Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.

Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.

Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh:

Lập danh sách đội tuyển học sinh giỏi theo các môn

Thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công

Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh phải có giáo án, kiểm tra vào thứ 6 hàng tuần. GV cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng HS đạt kết quả cao nhất.

Thời gian thực hiệnDạy vào buổi chiều theo lịch của nhà trường.

4.3. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học.

Lập danh sách học sinh nhận thức chậm đối với môn Tiếng Việt, Toán. Trên cơ sở đó đồng chí Phó Hiệu trưởng phân công giáo viên phụ đạo học sinh nhận thức chậm. Cụ thể như sau:

Khối

Nội dung bồi dưỡng

Giáo viên phụ trách

1

Môn Toán, Tiếng Việt

Dung, Lệ

2

Môn Toán, Tiếng Việt

Hằng, Linh

3

Môn Toán, Tiếng Việt

Thảo, Nga

4

Môn Toán, Tiếng Việt

Na, Nga

5

Môn Toán, Tiếng Việt

Nhung, Dung 96

Các môn học khác có học sinh nhận thức chậm giáo viên dạy có trách nhiệm phụ đạo HS ngay trong giờ học, giờ truy bài

Giao cho đc Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh nhận thứ chậm, cụ thể:

Tổ chức thực hiện kế hoạch phụ đạo, phân công giáo viên dạy

Trực tiếp theo dõi, kiểm tra công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn.

Đối với Tổ chuyên môn: Theo dõi kết quả tiến bộ của hs yếu ở các môn học qua từng học kỳ, có giải pháp hỗ trợ giáo viên phụ đạo học sinh yếu.

Đối với giáo viên phụ đạo:

Lập danh sách học sinh chưa đạt chuẩn do mình phụ trách, theo dõi sự tiến bộ của các em từ ý thức và qua kết quả học tập trong các giờ học.

Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh thường xuyên động viên, khuyến khích các em học sinh tạo sự cố gắng thực sự trong học tập và rèn luyện ý thức đạo đức, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, lười học tập...

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi sát, hướng dẫn phương pháp học tập, tổ chức truy bài đầu giờ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; thực hiện đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học tập...

Thời gian thực hiện: Trong các tiết học, các giờ truy bài.

Khung thời gian hoạt động trong ngày.

Thứ 2,3,5,6 học 2 buổi/ngày, sáng 4 tiết, chiều 3 tiết

Thứ 4 học 1 buổi

Thời gian mỗi tiết 40 phút.

Sáng

Chiều

Ghi chú

7h: Trống báo

13h30: Trống báo

 

7h15: Truy bài

13h45: Vào lớp

 

7h30: Vào lớp

14h25: Hết tiết 1

 

8h10: Hết tiết 1

15h00: Hết tiết 2

 

8h50: Hết tiết 2

15h: Ra chơi 20 phút

 

Ra chơi 20 phút

16h00: Hết tiết 3

 

9h50: Hết tiết 3

16h35: Hết tiết 4

 

10h30: Hết tiết 4

 

 

Thứ 4 học 1 buổi

 

VII. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.

1. Ban giám hiệu.

1.1. Nhiệm vụ chung.

Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch đã đề ra;

Phối hợp với tổ chức Công đoàn; đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể trong trường để thống nhất kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần..

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo kế hoạch đã được lập; tổ chức hội ý để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời khi có các hoạt động phát sinh hoặc các hoạt động bị chồng chéo.

1.2. Hiệu trưởng

Quản lý, chỉ đạo chung và toàn diện các hoạt động của nhà trường theo các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng;

Trực tiếp phụ trách một số hoạt động giáo dục trong nhà trường; Lập kế hoạch đầu việc mình phụ trách;

Chỉ đạo các đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ văn phòng lập kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể cho năm học, tháng, tuần theo quy định.

Giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường theo kế hoạch, kịp thời điều chỉnh, tư vấn để bán sát và thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí đã xây dựng trong kế hoạch năm học.

1.3. Phó Hiệu trưởng.

Giúp Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn; công tác Phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển cơ sở vật chất, lập kế hoạch giáo dục năm học và kế hoạch đầu việc trong phạm vi công việc phụ trách.

Thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn, tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển học sinh năng khiếu.

Làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông về giáo dục, phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác tư vấn chuyên môn cho nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng mối đoàn kết nội bộ.

Xây dựng chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tư vấn chuyên môn cho nhà trường, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, kiểm tra chuyên môn. Công tác phổ cập giáo dục, XMC. Tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học đảm bảo theo chuẩn quy định.

Kịp thời phản ánh với Hiệu trưởng những vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp và hiệu quả.

2. Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.

Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ theo năm, tháng, tuần (bao gồm kế hoạch khung thời gian và các kế hoạch đầu việc được BGH giao phụ trách);

Hướng dẫn giáo viên (nhân viên) lập kế hoạch cá nhân (kế hoạch giáo dục và các hoạt động chuyên môn);

Trình BGH phê duyệt kế hoạch của tổ; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong phạm vi của tổ mình phụ trách.

Giám sát và tư vấn cho giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn theo nội dung kế hoạch đã xây dựng.

3. Giáo viên, nhân viên.

Căn cứ vào kế hoạch của trường, của tổ, mỗi cá nhân xây dựng cho mình Kế hoạch dạy học và kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục được Ban giám hiệu và tổ trưởng phân công (bao gồm kế hoạch năm, chủ đề, tuần, ngày);

Kế hoạch của mỗi cá nhân phải được xây dựng dựa trên chỉ tiêu đề ra của BGH; đảm bảo tính đồng bộ, liên thông với kế hoạch chung của nhà trường;

Trình tổ trưởng, BGH phê duyệt kế hoạch; không được tự động điều chỉnh kế hoạch khi chưa được sự đồng ý và thống nhất của tổ trưởng và BGH.

           4. Tổng phụ trách Đội.

         Kết hợp với phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

        Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

        Thành lập các ban của liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.

         Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.

        5. Nhân viên Thư viện.

         Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.

         Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

          Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.

         Tổ chức Ngày hội đọc sách.

VIII. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG

        1. THÁNG 9 NĂM 2022

- Tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2022-2023;

- Thực hiện tốt công tác quán triệt, tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh

thức đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh về những vấn đề trọng tâm của năm học 2022-2023;

       Ngày bắt đầu học kỳ I: Ngày 05/9/2022 (Thứ hai);

        2. Thực hiện công tác chuẩn bị CSVC, trang thiết bị dạy học thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3,

ổn định nề nếp đi vào hoạt động.

3. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023;

4. Xây dựng kế hoạch CM 2022-2023 của nhà trường. Triển khai các nhiệm vụ của ngành; thực hiện đăng ký thi đua năm học 2022-2023;

5. Tổ chức tốt chủ đề: "Vui hội trung thu" cho HS toàn trường.

6. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua hoạt động tập thể, ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, chủ điểm, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy,

HIV/AIDS;

     7. Tham dự Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 52

8. Tham dự Hội thi “Giai điệu tuổi hồng”; Hội thao "Người giáo viên nhân dân" theo cụm thi đua;

9. Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác BDTX giáo viên năm học 2022-2023;

10. Xây dựng Trường học xanh-sạch-đẹp và an toàn. Tăng cường các hoạt động, phong trào thi đua hướng tới chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt nam 20/11;

11. Đón đoàn Kiểm tra chuyên môn của Sở GD Thanh hóa.

12. Thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, ATGT, TDTT

     2. THÁNG 10 NĂM 2022

1. Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” chào mừng kỷ niệm ngày

Bác Hồ gửi thư cho Ngành giáo dục (15/10), chào mừng Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10); Kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Ngành giáo dục Thanh Hóa (17/10); Ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (02/10);

2, Đón đoàn Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề; kiểm tra công tác quản lý, phổ cập giáo dục ,quản lý, sử dụng, bảo quản trang thiết bị dạy học của PGD

3. Tiếp tục đổi mới sinh hoạt chuyên môn qua “Trường học kết nối”;

4.  Tham gia Hội thao “Người giáo viên nhân dân” cấp tỉnh;

5.Tham gia Cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” cấp tỉnh ( nếu có);

6.Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp trường;

7. Tham gia giao ban cụm chuyên môn theo từng cấp học;

8. Chỉ đạo hoạt động các câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh,

ATGT,TDTT

9. Tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 52;

3. THÁNG 11 NĂM 2022

- Thi đua dạy tốt - học tốt kỷ niệm  40 năm  ngày  Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đặc biệt là giáo dục học sinh thông qua giáo dục truyền thống " Tôn s­ư trọng đạo " của dân tộc ta.

- Thanh tra chuyên môn, thanh tra toàn diện  giáo viên, chấn chỉnh kỷ c­ơng, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ quản lý và giáo viên.

- Tr­ường triển khai nghiên cứu khoa học, viết SKKN.

- Tổ chức Khảo sát chất lượng giữa học kỳ 1.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng 40 năm  ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

-  Tham gia hội thi “Tiếng hỏt người giáo viên nhân dân”

- Tăng cường hoạt động Câu lạc bộ, HĐNGLL, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Tham gia tập huấn chuyên đề theo kế hoạch của Sở và Phòng GDĐT.

- Tăng cường công tác XD Trường học Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn.

- Tăng cường sinh hoạt các Câu lạc bộ.

- Tham gia chương trình Bồi dưỡng giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông năm 2022 (Mô đun 6, 7, 8).

4. THÁNG 12 NĂM 2022

- Tham dự sinh hoạt CM cụm

- Nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng chất lượng đọc, viết của học sinh lớp 1, 2,3

- Thực hiện kế hoạch tổ chức lựa chọn sỏch giáo khoa lớp 4.

- Tham gia tập huấn chuyên đề theo kế hoạch của Sở và Phòng GDĐT.

- Tăng cường công tác XD Trường học Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn.

- Lập danh sách GV dạy lớp 4 năm học 2003-2024 gửi về Phòng .

- Thực hiện kế hoạch tổ chức gúp ý cỏc bản mẫu sách giáo khoa lớp 4.

- Thực hiện kế hoạch tổ chức lựa chọn sỏch giỏo khoa lớp 4.

          - Tham gia chương trình Bồi dưỡng giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông năm 2022 (Mô đun 6, 7, 8).

- Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ.

5.THÁNG 01 NĂM 2023

- Tổ chức Khảo sát chất lượng cuối học kỳ 1.

- Báo cáo kết quả HK1 về Phũng (Báo cáo EQMS trờn CSDL ngành)

- Sơ kết học kỳ 1 .

- Thực hiện nhiệm vụ học kỳ  2.

- Tăng cường HĐNGLL, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho HS...

- Tập huấn chuyên đề theo kế hoạch của Sở và Phòng GDĐT, tích hợp giỏo dục quốc phũng vào cỏc mụn học và HĐGD.

- Triển khai Hội thi Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông cho học sinh tiểu học cấp trường.

- Tăng cường công tác XD Trường học Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khỏc do cấp trờn giao.

6. THÁNG 02 NĂM 2023

- Tăng cường công tác XD Trường học Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn.

- Tham dự sinh hoạt CM cụm

- Tăng cường hoạt động các Câu lạc bộ, HĐNGLL, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực hiện tớch hợp giáo dục quốc phòng vào cỏc mụn học và HĐGD.

- Tập huấn chuyên đề theo kế hoạch của Sở và Phòng GDĐT.

- Tập huấn công tác thư viện trường TH.

- Tham gia Hội thi Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông cho học sinh tiểu học cấp huyện.

- Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học cấp huyện.

7. THÁNG 3 NĂM 2023

       1. Phát động thi đua “Dạy tốt, học tốt”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể

thao tham gia chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Khởi nghĩa Hai Bà

Trưng, Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3; hoạt động theo chủ đề “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”; tiếp tục củng cố và xây dựng nền nếp dạy và học; tổ chức tốt các hoạt động tập thể gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành;

       2. Đón đoàn Kiểm tra chuyên môn các ngành học, cấp học; kiểm tra phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của PGD

       3. Tổ chức các hoạt động giao lưu” Rung chuông vàng” cho HS khối 4,5.

       4. Tham gia Hội thi thể dục thể thao học sinh tiểu học cấp tỉnh;

       5. Tổ chức kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II cấp tiểu học.

        8. THÁNG 4 NĂM 2023

1. Tổ chức các hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt”, văn hóa, văn nghệ, thể

thao tham gia chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất

đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động 1/5;

       2. Tham gia Giao lưu Câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh tiểu học cấp huyện;  

       3. Đón đoàn  Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề

       4. Đón đoàn  Kiểm tra đánh giá trường học Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn;

        9. THÁNG 5 NĂM 2023

        1. Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và các hoạt động

văn hóa, thể thao tham gia chào mừng kỷ niệm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(07/5/1954-07/5/2023); Ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5);

       2. Tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học (tiểu học); hoàn thành đánh giá xếp loại học sinh học kỳ 2 và năm học 2022-2023;

       3. Ngày kết thúc năm học 2022-2023: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,

giáo dục thường xuyên (cấp THCS và THPT) trước ngày 31/5/2023, (Từ ngày 27-

30/5/2023 các cơ sở giáo dục nào hoàn thành kế hoạch năm học thì tổ chức bế giảng

năm học, Tổ chức bàn giao học sinh về nghỉ hè cho địa phương; kết thúc năm học

trước ngày 31/5/2023);

      4. Tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên theo Chuẩn; đánh giá, phân

loại cán bộ, giáo viên, nhân viên theo Nghị định số 90/NĐ-CP, Đánh giá theo chuẩn

nghề nghiệp nộp báo cáo kết quả về Phòng Giáo dục và Đào tạo;

      5. Các trường tiểu học và Trung học cơ sở phối hợp đánh giá học sinh lớp 5

tại các trường tiểu học và bàn giao chất lượng tiểu học cho Trung học cơ sở.

          10. THÁNG 6 NĂM 2023

          1. Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tháng hành động

vì trẻ em, Ngày Gia đình Việt Nam;

          2. Tổ chức xét hoàn thành chương trình tiểu học

         3. Tham gia tập huấn chuyên đề hè 2023;

         4. Báo cáo thống kê cuối năm học 2022-2023;

          11. THÁNG 7 NĂM 2023

           1. Tổ chức các hoạt động tham gia kỷ niệm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7):

công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình

liệt sỹ; gia đình có công với cách mạng;

         2. Tập huấn, bồi dưỡng hè 2023;

        3. Tổ chức tuyển sinh năm học 2023-2024 hoàn thành trước ngày 31/7/2023.

        12. THÁNG 8 NĂM 2023

        1. Tổ chức các hoạt động tham gia kỷ niệm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh

2/9. Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện phục vụ nhiệm vụ năm học 2023-2024; Tham mưu với địa phương tăng cường CSVC trường học; huy động các nguồn lực tập

trung cho giáo dục và đào tạo; tập trung huy động học sinh ra lớp; duyệt tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2023-2024;

       2.Tham gia Hội nghị Tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm

học 2023- 2024;

        4. Tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ, giáo viên;

         5. Tổ chức kiểm tra lại và xét lên lớp theo quy định;

         6. xây dựng kế hoạch năm học 2023- 2024;

         IX. Một số hoạt động khác

         Tiếp tục thực hiện rèn chữ viết trong giáo viên và học sinh, Tổ chức thi chữ viết đẹp cho giáo viên và học sinh cấp trường trên tinh thần tự nguyện nhằm động viên khích lệ, không bệnh thành tích, không gắn với thi đua đối với lớp và thi đua đối với giáo viên.

       - Tổ chức các cuộc thi, hội thi cấp trường, tham gia thi cấp huyện:

       -  Năm học 2022-2023, cùng với các phong trào, hội thi của Ngành giáo dục và chính quyền các cấp phát động tổ chức.

       - Tham gia  chuyên đề do cụm chuyên môn phân công.

      Trên đây là kế hoạch chuyên môn năm học 2022- 2023 của trường Tiểu học Tân Thọ, rất mong nhận được sự góp ý.

 

     Duyệt của Hiệu trưởng                                             Người lên kế hoạch

                                                                                                                         PHT

 

 

 

 

                                                                                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT .......... (để b/c);

- UBND xã .......... (để b/c);

- Hiệu trưởng, các PHT (để chỉ đạo);

- Các tổ chuyên môn (để th/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 



 

 

 

 

 

  

Quê tôi

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5627